Sau khi đăng tải loạt bài về những hành vi có dấu hiệu lừa đảo của ông Nguyễn Anh Quân (Giám đốc Cty Tam Đảo Mới, Tổng giám đốc Cty BETA BQP), chúng tôi đã nhận được nhiều thông tin phản hồi của bạn đọc, đề nghị Báo tiếp tục điều tra về vụ việc này.
Gian dối và chiếm đoạt
Một cán bộ Công an TP Hà Nội nhận định những hành vi của ông Nguyễn Anh Quân liên quan đến “Dự án Thanh Hà” vừa có yếu tố gian dối, vừa có yếu tố chiếm đoạt.
Tại Cty CIENCO5 Land (trực thuộc CIENCO5, thực hiện
Dự án Thanh Hà), các PV được ông Nguyễn Tam Nghệ Hưng - Trưởng phòng
TCHC cho biết doanh nghiệp của ông không ký “Hợp đồng Hợp tác đầu tư”
hay bất cứ văn bản nào với Cty BETA BQP. Dự án Thanh Hà đang san lấp mặt
bằng, CIENCO5 không bán sản phẩm nào của Dự án ở giai đoạn này. Ông
Hưng cho biết thêm, bản thân ông đã tiếp, cung cấp thông tin này cho
nhiều cán bộ công an, nhà báo.
Về Cty BETA BQP, các PV được biết
mặc dù có vốn góp của một số doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng (hiện đã
rút vốn), BETA BQP không trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Ba chữ viết
tắt ở tên (cũng như ở con dấu) Cty này chỉ là trò “xiếc chữ”, khiến
người ta dễ nhầm doanh nghiệp này thuộc Bộ Quốc phòng (!).
Về một
công văn do một Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký, đề nghị Cty CIENCO5 cho
Cty BETA BQP được làm “nhà đầu tư thứ phát” tại Dự án Thanh Hà, các PV
được biết văn bản này chỉ mang tính giới thiệu, hoàn toàn không làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ giữa hai doanh nghiệp CIENCO5 và BETA BQP.
Như
vậy, ông Nguyễn Anh Quân đã sử dụng nhiều hợp đồng, công văn, “mác mỏ”
không đủ giá trị pháp lý, gian dối, gây dựng niềm tin với nhiều người để
họ “góp vốn”. Thu về hơn 500 tỷ đồng, ông Quân không đầu tư một đồng
nào vào “Dự án Thanh Hà”, mà sử dụng vào các mục đích cá nhân.
Vai trò của “nhóm thể nhân”
Rất
nhiều người góp tiền cho dự án ma của Nguyễn Anh Quân không nộp trực
tiếp tại Cty HANIC, mà thông qua một nhóm thể nhân gồm 03 người.
Theo
đơn tố cáo của những “khổ chủ” gửi CQĐT, một trong ba người đó là bà
Nguyễn Bích Vân, có danh thiếp ghi là Phó Giám đốc Cty Luật TNHH
Bizconsult, trụ sở đặt tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo các “khổ chủ”,
bà Vân đã cho họ xem công văn của một vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Hợp
đồng Hợp tác đầu tư giữa HANIC và BETA BQP, Hợp đồng Hợp tác giữa HANIC
và Nhóm thể nhân ba người… Bà Vân còn cho họ xem bản đồ Dự án Thanh Hà,
giới thiệu từng vị trí đất và giá cả.
Tin rằng Cty BETA BQP là
của Bộ Quốc phòng, việc BETA BQP tham gia Dự án Thanh Hà đã được HANIC
thẩm định, còn việc góp vốn thông qua nhóm thể nhân đã có Phó Giám đốc
Cty Luật đảm bảo, nên rất nhiều người đã góp tiền cho nhóm thể nhân. Sau
khi nhận tiền, để làm tin, bà Vân đã phát cho “khổ chủ” một tờ bản đồ,
trên đó bà Vân tự tay đánh dấu và ghi rõ vị trí đất “khổ chủ” này sẽ
được mua tại Dự án Thanh Hà (!). Theo một tài liệu, số tiền “nhóm thể
nhân” trong đó có bà Vân huy động để được mua sản phẩm ở Dự án Thanh Hà
lên tới 229,4 tỷ đồng.
Theo một biên bản họp ngày 28-6-2011, Cty HANIC
cam kết với một nhóm 05 nhà đầu tư cá nhân: “Đến ngày 10-7-2011 mà bà
Ngọc và bà Vân chưa hoàn trả được cho các nhà đầu tư cá nhân, thì các
tài sản là các căn hộ Penthuose tại The Manor Mỹ Đình sẽ được sang tên
cho Cty HANIC và sẽ tiến hành thanh lý tài sản. HANIC sẽ thanh toán trực tiếp cho từng nhà đầu tư cá nhân trong thời hạn từ 10 đến 20-7-2011”. Trong một văn bản gửi báo Tiền Phong đề ngày 05-7-2011, HANIC cũng cam kết “hoàn trả lại số vốn góp cho các cá nhân”. |
Tác giả: Tổ PV Pháp luật