Sáu đô thị này gốm gồm các thành phố Cần Thơ, Mỹ Tho (tỉnh lỵ Tiền
Giang), Cà Mau (tỉnh lỵ Cà Mau), Trà Vinh (tỉnh lỵ Trà Vinh), Cao Lãnh
(tỉnh lỵ Đồng Tháp) và Rạch Giá (tỉnh lỵ Kiên Giang).
Đây là một
phần trong chiến lược nâng cấp đô thị quốc gia đến năm 2020 nhằm nâng
cao điều kiện sống của người dân đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự
án có tổng vốn đầu tư 600 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế
giới (WB) chiếm 65%, vốn đối ứng phía Việt Nam chiếm 35%.
Tại 6
đô thị nói trên có 142.000 người được hưởng lợi trực tiếp và gần 1,4
triệu người hưởng lợi gián tiếp từ dự án, hơn 12.055 hộ được vay vốn cải
tạo nhà ở với mức 20-30 triệu đồng/hộ.
Dự án có các hạng mục
chính là nâng cấp cơ sở vật chất ở các khu vực hạ tầng yếu kém; nâng cấp
cơ sở hạ tầng cấp 1, 2 và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cấp 3 nhằm cung cấp tài
chính cải tạo hạ tầng cấp 1, 2 ở những nơi cần thiết; xây dựng các khu
tái định cư cho những hộ dân sống dọc theo bờ kênh, những vị trí không
an toàn hoặc nguy hiểm, buộc phải di dời; nâng cao năng lực quản lý nhà
và đất và năng lực về quản lý, qui hoạch đô thị cho chính quyền tại 6 đô
thị nêu trên.
Các công trình thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng
ngày của người dân như đường giao thông, cấp thoát nước, thu gom và xử
lý chất thải rắn được ưu tiên xây dựng trước, có sự tham gia của cộng
đồng tại tất cả các giai đoạn.
Riêng tại trung tâm thành phố Cần
Thơ, dự án sẽ đầu tư 112,7 triệu USD xây dựng đường ống cấp nước, lắp
đặt thiết bị hỗ trợ công tác quản lý hệ thống thoát nước và vệ sinh môi
trường; cải tạo hồ Búng Xáng, rạch Ngỗng, rạch Sao; cải tạo rạch phía
Nam hồ Búng Xáng, một số đường và hẻm quận Ninh Kiều; cải tạo và mở rộng
các đường giao thông trung tâm quận Cái Răng; xây dựng 3 khu tái định
cư ở quận Ô Môn, Cái Răng, Bình Thủy.
Theo kế hoạch, sau cuộc họp
này, đến tháng 6/2011, các đơn vị sẽ thẩm định dự án; tháng 9/2011 đàm
phán với đối tác và ký hiệp định vay vốn; tháng 12/2011 chính thức phê
duyệt dự án đầu tư; tháng 1/2012 sẽ triển khai thực hiện dự án./.